Tăng áp lực nội sọ vô căn
Tăng áp lực nội sọ vô căn

Tăng áp lực nội sọ vô căn

Tăng áp lực nội sọ vô căn (viết tắt: TALNS vô căn), trước đây được gọi là tăng áp lực nội sọ nguyên phát, tăng áp lực nội sọ lành tính hay giả u não là tình trạng tăng áp lực nội sọ (áp lực xung quanh não) mà không tìm được nguyên nhân. Các triệu chứng chính là đau đầu, rối loạn thị lực, ù tai và đau vai,[1] có thể gây biến chứng mất thị lực.[2]"Vô căn" có nghĩa là không tìm thấy nguyên nhân. Tuy vậy, thừa cân hoặc tăng cân nhanh trong thời gian ngắn,[1] sử dụng tetracycline là những yếu tố nguy cơ gây tăng áp lực nội sọ vô căn.[2] Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng, chọc dịch não tủy thấy áp lực cao và không thấy nguyên nhân cụ thể thể hiện trên chẩn đoán hình ảnh.[1][2]Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn muối và tích cực tập thể dục, có thể sử dụng bổ sung thuốc acetazolamide. Một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân cần phẫu thuật giảm áp.[2]Mỗi năm có khoảng 2 trên 100 000 người mắc mới.[4] Tình trạng này thường ảnh hưởng nhất đến phụ nữ ở độ tuổi 20–50. Phụ nữ bị nhiều hơn nam giới khoảng 20 lần.[2] Tăng áp lực nội sọ vô căn được mô tả lần đầu tiên vào năm 1897.[1]

Tăng áp lực nội sọ vô căn

Khoa/Ngành Khoa thần kinh
Dịch tễ 2 trên 100,000 người trong một năm[4]
Triệu chứng Đau đầu, rối loạn thị lực, ù tai theo nhịp đập[1][2]
Biến chứng Mất thị lực[2]
Tiên lượng Tùy từng bệnh cảnh[2]
Yếu tố nguy cơ Ngộ độc vitamin A, thừa cân, tetracycline[1][2]
Phương pháp chẩn đoán Dựa vào triệu chứng lâm sàng, chọc dịch não tủy, chẩn đoán hình ảnh não[1][2]
Điều trị Chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế muối, tập thể dục, phẫu thuật[2]
Thuốc Acetazolamide[2]
Tên khác Tăng áp lực nội sọ lành tính (BIH),[1] giả u não (PTC)[2]
Chẩn đoán phân biệt U não, viêm màng nhện, viêm màng não[3]
Khởi phát 20–50 tuổi[2]